Uy hiếp kinh thành Trần_Tuân

Theo mô tả của Đại Việt sử kí toàn thư, Trần Tuân là người có "tính khí hung hãn".

Nhà Hậu Lê sang thế kỷ 16 bắt đầu suy yếu. Vua Lê Tương Dực chỉ ham hưởng lạc, các phong trào chống đối bắt đầu nổi lên.

Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi. Năm 1512, đại hạn, trong nước đói to. Năm 1517, dân chết đói, thây (xác chết) nằm chồng chất lên nhau. Nhiều huyện thuộc hai trấn Hải DươngKinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), nạn đói càng dữ dội hơn

Trần Tuân cũng tập hợp lực lượng ở vùng rừng núi Hưng Hóa, chiêu mộ được vài ngàn người, cắt đặt ngôi thứ. Năm 1511, ông cùng bộ tướng Nguyễn Nghiêm chính thức khởi binh chống triều đình tại Sơn Tây. Ở nhiều nơi khác có khởi nghĩa của:

  1. Phùng ChươngTam Đảo
  2. Lê HyNghệ An nổi dậy khởi nghĩa cùng Trịnh Hưng phát triển ra Thanh Hóa
  3. Trần CảoĐông Triều (Quảng Ninh)

Nhân dân đi theo Trần Tuân khá đông, tụ tập hàng vạn người. Ông mang quân đến Từ Liêm uy hiếp kinh thành. Vua Tương Dực sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Văn Lang mang quân ra đánh, nhưng hai tướng bị Trần Tuân đánh bại, phải rút về Đông Ngạc và Nhật Chiêu.

Nguyễn Văn Lang sai tập trung thợ ở các xưởng vũ khí của Bộ Công, bày kỳ binh để làm thanh thế tại Đông Hà bảo vệ cho kinh thành, nhưng đến đêm quân triều đình sợ thế Trần Tuân đều bỏ chạy.

Lê Tương Dực sai Minh Luân bá Lê Niệm[3] và thái giám Lê Văn Huy mang lực sĩ 2 ty Hải Thanh và Hà Thanh chèo thuyền nhẹ ra Từ Liêm dò xét tình hình. Trần Tuân cho quân đốt phá phố xá. Lê Niệm và Lê Văn Huy đến chợ An Gia thấy phố xá bị cháy bèn trở về báo cho vua Tương Dực. Cả kinh thành chấn động vì Trần Tuân đã áp sát sắp tiến vào.